Nhận diện cơn tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề sức khỏe tim mạch phổ biến nhất trong cộng đồng.  nó cũng được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó diễn biến thầm lặng, người bệnh hầu như không nhận ra những dấu hiệu của tăng huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh tăng huyết áp. THA có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác nhau ở tim, não, mắt, thận và các mạch máu…, thậm chí có những biến chứng rất nặng và xảy ra một cách đột ngột có thể gây tử vong ngay lập tức cho người bệnh.

  1. Định nghĩa

– Cơn THA (Hypertensive crisis) là tình trạng HA tăng cao kịch phát (HATT ≥180 mmHg và/hoặc HATTr ≥120 mmHg)

– Tăng huyết áp cấp cứu là cơn tăng huyết áp kịch phát (≥180/120 mmHg) có
kèm theo các bằng chứng về tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển,
thường đe doạ đến tính mạng

2. Những cơ quan nào có thể bị tổn thương

–  Não: Bệnh não tăng huyết áp; xuất huyết nội sọ

– Mắt: phù gai thị, xuất huyết võng mạc; nhìn mờ

– Tim: Suy tim cấp; nhồi máu cơ tim cấp, đau ngực, phù phổi cấp,…

– Mạch máu: tách thành động mạch chủ cấp

– Thận: Suy thận cấp, protein niệu,…

3. Các thể tăng huyết áp cấp cứu

– THA ác tính: THA nặng (thường độ 3), có tổn thương đáy mắt (xuất huyết, phù gai thị)có thể kèm bệnh não THA.

– THA nặng: Có kèm bệnh lý nặng, phải giảm huyết áp ngay (bệnh não THA, XH nội sọ, đột quỵ thiếu máu, NMCT cấp, tách thành ĐM chủ, suy thận cấp).

– THA đột ngột do u tuỷ thượng thận (pheochromocytoma), kèm theo tổn thương cơ quan đích.

– Phụ nữ mang thai: THA nặng hoặc tiền sản giật.

4. Nhận biết dấu hiệu cơn tăng huyết áp cấp cứu

  • Đau đầu dữ dội, xuất huyết não, đột quỵ;
  • Bị suy tim trái cấp (khó thở, hen tim);
  • Đáy mắt bị tổn thương độ 3 – 4 (xuất huyết, phù gai);
  • Bị suy thận cấp;
  • Phình bóc tách động mạch chủ;
  • Xuất huyết hệ động mạch cảnh ngoài.
  • Kết quả hình ảnh cho đau ngực"

5. Cách xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

– Khi bị tăng huyết áp cấp cứu người bệnh cần được nhập viện ngay để điều trị hạ huyết áp bằng tiêm thuốc đường tĩnh mạch để làm giảm các biến cố, với mức hạ huyết áp trung bình không quá 25% trong vòng vài phút đến 1 giờ đầu tiên.

– Sau đó, nếu bệnh nhân ổn định thì tiếp tục giảm thêm huyết áp tâm thu xuống khoảng 160 mmHg và huyết áp tâm trương xuống khoảng 100-110 mmHg trong vòng 2 – 6 giờ tiếp theo. Sau khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu bằng đường tiêm tại cơ sở chăm sóc tích cực, huyết áp phải giảm sau vài phút đến vài giờ. Dự kiến huyết áp có thể trở về bình thường sau 24 – 48 giờ tiếp theo.

– Cần theo dõi huyết áp liên tục mỗi 30 phút/lần

– Điều trị tăng huyết áp cấp cứu cần tránh giảm huyết áp quá mức vì có thể dẫn đến chứng thiếu máu cục bộ ở thận, não hay động mạch vành. Do đó, không áp dụng đối với bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ, u tủy thượng thận và tiền sản giật hay sản giật nặng. Những bệnh nhân này cần được giảm huyết áp tâm thu xuống 140 mmHg trong 1 giờ đầu (riêng bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ là 120 mmHg).

– Khi được điều trị tăng huyết áp cấp cứu đúng cách, bệnh nhân sẽ có tiên lượng tốt.

Tài liệu tham khảo

  1. Lâm sang tim mạch học –PGS. Phạm Mạnh Hùng: Chương 2: Cấp cứu tim mạch: Tăng huyết áp cấp cứu
  2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-mach/nhan-dien-con-tang-huyet-ap-cap-cuu/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twenty + two =